Phát hiện Lawrenci

Lawrenci được tổng hợp đầu tiên bởi một nhóm nghiên cứu Albert Ghiorso, Torbjørn Sikkeland, Almon Larsh, Robert M. Latimer, và các cộng sự vào ngày 14 tháng 2 năm 1961, tại phòng thí nghiệm phóng xạ Lawrence (Lawrence Radiation Laboratory ngày nay gọi là phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley) tại đại học California, Berkeley. Các nguyên tử đầu tiên của nguyên tố lawrenci được tạo ra bằng cách bắn phát 3-milligram hỗn hợp 3 đồng vị của nguyên tố californi bằng các hạt nhân boron-10 và boron-11 trong máy gia tốc tuyến tính ion nặng (Heavy Ion Linear Accelerator-HILAC).

Nhóm nghiên cứu Berkeley thông báo rằng đồng vị 257Lr được phát hiện với phương pháp tương tự, và khi phân rã nó giải phóng 8,6 MeV hạt anpha với chu kỳ bán rã khoảng 8 giây. Việc xác định này sau đó được sửa lại là 258Lr.

252
98Cf + 11
5B → 263–x
103Lr → 258
103Lr + 5 1
0n

Nhóm nghiên cứu tại đại học California đề nghị đặt tên là lawrencium, và ký hiệu là "Lw" cho nguyên tố mới nhưng "Lw" không được thông qua, và "Lr" được chính thức chấp nhận.

Năm 1967, các nhà nghiên cứu hạt nhân ở Dubna, Nga thông báo rằng họ không thể xác nhận một phát xạ anpha có chu kỳ bán rã 8 giây đối với 257Lr. Đồng vị này sau đó được xác định là 258Lr. Thay vào đó nhóm nghiên cứu ở Dubna thông báo rằng một đồng vị chu kỳ bán rã 45 giây là 256Lr.

243
95Am + 18
8O → 261–x
103Lr → 256
103Lr + 5 1
0n

Các thí nghiệm sau đó vào năm 1969, được thực hiện bởi Travis Anselm và cộng sự đã minh họa một nguyên tố mới thuộc nhóm actini. Nguyên tố này nằm ở vị trí của lawrenci chu kỳ 8B trong bảng tuần hoàn. Năm 1971, nhóm nghiên cứu vật lý hạt nhân ở đại học California tại Berkeley đã hoàn thành thành công một loạt các thí nghiệm với mục đích đo đạc các tính chất phân rã của các đồng vị lawrenci có khối lượng từ 255 đến 260.

Năm 1992, IUPAC Trans-fermium Working Group (TWG) chính thức công nhận các nhóm nghiên cứu vật lý hạt nhân tại Dubna và Berkeley đồng phát hiện ra lawrenci.